Những tác hại của việc ăn kiên đối với các mẹ bầu

Thực tế đã chứng minh, việc ăn kiêng có tác hại rất lớn đối với bà bầu. Ăn kiêng không khiến các mẹ trở nên thon thả mà ngược lại còn làm tăng nguy cơ sinh non và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.

Khoảng 30-50% bà bầu bị thiếu vitamin B1, B6, 70% thiếu acid folic và 60% thiếu chất sắt. Các bà mẹ luôn cần dưỡng chất để nuôi dưỡng không chỉ mình mà còn cả thai nhi trong bụng. Chính vì vậy một bữa ăn dinh dưỡng và mạnh khỏe mỗi ngày là điều vô cùng cần thiết.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi các mẹ ăn kiêng trong suốt thai kỳ, bé sinh ra sẽ bị nhẹ cân và có vấn đề về sức khỏe, thậm chí còn dễ mắc các bệnh khác hơn những trẻ thông thường. Bé sẽ có chiều cao khiêm tốn, dễ mắc bệnh tiểu đường, bị rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa, cao huyết áp và xơ vữa động mạch, đi kèm với khả năng miễn dịch vô cùng kém. Ngoài ra, đối với nhiều bà mẹ, việc kiêng khem còn dễ dẫn đến hiện tượng sinh non nữa.

Chưa kể đến bà bầu, đối với những người phụ nữ chưa thụ thai, việc ăn kiêng cũng khiến họ tăng nguy cơ hiếm muộn. Từng có một nghiên cứu của Pháp chỉ ra rằng, 15-20% phụ nữ khám và điều trị bệnh hiếm muộn mắc chứng ăn không kiểm soát hoặc chán ăn, và khoảng 40% phụ nữ khám bệnh kinh nguyệt không đều có chế độ ăn uống không hợp lý. Để dễ hình dung, ta có: 4 phụ nữ ăn kiêng thì sẽ có 1 người gặp khó khăn trong sinh đẻ. Ngoài ra, việc ăn kiêng còn là nguyên nhân dẫn đến việc rối loạn hooc-môn đối với những người phụ nữ mảnh khảnh. Chính vì vậy, mọi phụ nữ đều cần các bữa ăn dinh dưỡng, và đừng quên nạp vào người 1.500kcal/ngày để duy trì hoạt động.

Bạn có thể ăn theo cơ cấu sau:

– Bữa sáng: chiếm 20-30%kcal của một ngày.

– Bữa trưa: bạn cần đầy đủ những loại vi chất như protein và vitamin cho cơ thể, được cung cấp bởi các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng và rau củ tươi, hoa quả. Đồng thời, đừng quên các loại thức ăn có gluxit như cơm, bánh mì để cơ thể được nhận đủ chất và phát triển hài hòa.

– Bữa tối: có thể tương đồng với bữa trưa nhưng bớt khẩu phần đi một chút. Lưu ý nên ăn nhiều và đa dạng các loại trái cây mỗi ngày.

Nếu bạn đang ở tháng đầu tiên của thai kỳ và gặp triệu chứng ốm nghén nặng, hãy ưu tiên các loại thức ăn dễ tiêu nhưng vẫn đầy đủ dinh dưỡng như sữa chua hay sữa.

30% năng lượng của chúng ta mỗi ngày là do chất béo cung cấp, tương đương với 60-80g/ngày. Bạn có thể hạn chế lượng chất béo nạp vào cơ thể bằng cách giảm lượng dầu xuống còn 3 thìa/ngày (tức là 15g). Bạn cũng có thể bổ sung chất béo bằng các thực phẩm dinh dưỡng như các loại cá béo (cá thu, cá mòi, cá bông lau) 2 lần một tuần. Ngoài ra, cá béo còn có chứa rất nhiều omega3 – dưỡng chất không thể thiếu cho sự phát triển trí não của bé.

Thể trọng của mẹ trong các tháng cuối thai kỳ sẽ liên hệ mật thiết đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Bạn cần duy trì một chế độ ăn khỏe mạnh ngay từ những tháng đầu tiên, dù bạn có không lên cân ngay được thì cũng đừng lo lắng quá mức, đó có thể là do hiện tượng ốm nghén của bạn mà thôi.

[su_chot_sell_thuoc_prenatal]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.