Bà bầu và một số cách chăm sóc cơ​ thể hiệu quả

Khi mang thai, không chỉ da bụng bị nứt vì quá to mà phần ngực của các chị em cũng rất dễ rạn da bởi tuyến vú phát triển quá nhanh.

Trong một buổi sinh hoạt Hội quán các bà mẹ diễn ra tại TP. HCM, bác sĩ Lan Hải đã hướng dẫn các thai phụ một số biện pháp giữ gìn vẻ đẹp cũng như bảo vệ phần ngực, bụng, lưng và răng miệng.

1. Chăm sóc bộ ngực

Thời kỳ mang thai là lúc các hormone thay đổi, công thêm sự lưu thông máu gia tăng dẫn đến tình trạng ngực căng đau và có thể bị ngứa ran. Một trong những biểu hiện của tình trạng này chính là đầu ngực to hơn, màu sẫm hơn và cũng dễ bị kích thích với quầng vú đậu màu bên cạnh sự xuất hiện mạnh mẽ của các hạt Montgomery (tuyến bã chuyên sản xuất dầu trên bầu ngực).

Khi vệ sinh, cần thực hiện nhẹ nhàng, dùng vải mềm ướt lau nhẹ phần niêm mạc núm vú, không nên kỳ cọ mạnh tay hay gãi dù ngứa hay nhức, vì những hạt Montgomery đó sẽ là nơi báo hiệu đầu ti mẹ giúp bé tìm thấy và thông báo cho nhũ hoa tiết sữa khi bé chạm môi vào. Các mẹ có thể sử dụng dụng cụ trợ ti ((nipple former, khác với miếng dán núm vú – nipple shilds) để cảm giác dễ chịu hơn, nhưng không thể dùng khi đi ngủ.

Việc phát triển tuyến sữa khi mang thai (vào khoảng tháng thứ ba) làm vú tăng kích cỡ và khiến da vú có vết rạn. Đây chính là những vết sẹo dưới da khá khó khăn khi điều trị, vì vậy, để giảm bớt sự đau đớn cũng như đảm bảo cho vẻ đẹp về sau, các thai phụ có thể sử dụng kem chống rạn (loại kem có tinh dầu ôliu và vitamin A, E, D) tại vùng ngực, cũng như bụng, mông, hông và đùi – những vùng dễ bị rạn da.

Vào ba tháng cuối thai kỳ, các thai phụ hãy trang bị cho mình những loại áo lót đặc biệt (áo ngực dành cho bà mẹ nuôi con), giúp hỗ trợ bộ ngực và giảm thiểu tình trạng chảy xệ về sau. Đây là loại áo ngực cỡ to với lớp lót cotton dễ thấm hút, ôm trọn bộ ngực và có phần đỉnh rộng rãi.

  1. Chăm sóc vùng bụng

Việc vuốt ve, massage bụng nhẹ nhàng là một cách giao tiếp cực kỳ tốt với thai nhi, nhất là khi người thực hiện động tác đó là các ông bố. Qua những động tác này, trẻ sẽ cảm nhận được những tình cảm yêu thương của cha mẹ và kích thích não bộ tiết ra nội tiết tố tăng trưởng. Tuy nhiên, tuyệt đối không được massage bụng bằng cách nhào nặn như đánh tan mỡ bụng vì dễ dẫn đến các cơn co tử cung gây nguy hiểm cho bào thai.

  1. Chăm sóc lưng

Việc mang thai khiến bạn không thể va chạm mạnh vào vùng bụng nhưng điều đó cũng không có nghĩa là bạn có thể làm điều đó với phần lưng. Các thai phụ tuyệt đối không được đấm lưng vì vậy có thể hạn chế đau lưng bằng cách kê gối ở lưng, chân, đùi khi năm hoặc ngồi, không mang giày cao hơn 2 cm,…Tuyệt vời nhất là bạn có thể giữ tư thế thẳng người khi ngồi hoặc đứng và vận động hợp lý cho cột sống mỗi 30 phút một ngày (3 lần một tuần).

  1. Giữ vệ sinh răng miệng

Việc sinh nở khiến các bà mẹ mất canxi khá nhiều và dễ dẫn đến nhiều vấn đề trầm trọng về sức khỏe sau này, đặc biệt, trong giai đoạn mang thai các thai phụ cũng dễ mắc bệnh về răng miệng gây nguy hiểm cho thai nhi. Vì vậy, việc chải răng đúng cách và ăn uống những loại thực phẩm chống các bệnh răng lợi (uống nước bột sắn dây, nước mơ, nước chanh) là điều cách thai phụ cần làm khi mang thai. Ngoài ra, người phụ nữ cũng cần bổ sung thật nhiều nước (khoảng 2,4 – 3 lít nước một ngày) vì thân nhiệt của họ thường có xu hướng nóng hơn khi làm mẹ.

[su_chot_sell_thuoc_prenatal]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.