Những điều mẹ nên thuộc nằm lòng khi tiêm vacxin cho trẻ

Sốc phản vệ 3
  1. HIỆN TƯỢNG SỐC PHẢN VỆ

Để giảm tỷ lệ mắc bệnh hay tử vong ở con người, vacxin và tiêm chủng được coi là phương pháp hiệu quả được nhiều người áp dụng. Khi tiêm vacxin vào cơ thể thì hệ miễn dịch sẽ được sinh ra để hỗ trợ bạn khỏe mạnh. Những người tiêm vacxin sẽ khó mắc bệnh và hạn chế những di chứng khi bệnh dịch đến.

Mỗi nSốc phản vệ 1ăm có khoảng 2,5 triệu trẻ em thoát khỏi những căn bệnh nguy hiểm nhờ vacxin. Tiêm chủng không chỉ là biện pháp hỗ trợ con người tránh khỏi bệnh dịch mà còn giúp hàng triệu đứa trẻ trên thế giới tránh khỏi tình trạng tử vong do bệnh dịch.

Tuy nhiên, một trong những phản ứng có thể gặp khi tiêm phòng đó là sốc phản vệ. Sốc phản vệ là một triệu chứng khiến cho người nhà và bác sĩ phải khổ sở, lo lắng. Triệu chứng này xuất hiện rất nhanh, chỉ xuất hiện sau khi tiêm thuốc 30 phút hay bị ong đốt, ăn thứ ăn lạ.

Nếu triệu chứng này xuất hiện sớm thì khả năng tử vong càng cao. Chính vì thế, điều bạn cần làm là tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện để có cách xử lý kịp thời và điều trị nhanh nhất cho người bệnh.

line 1

 

2. THỜI ĐIỂM TIÊM VACXIN DỄ BỊ SỐC PHẢN VỆ

Có nhiều nguyên nhân gây sốc phản vệ trong đó thuốc là nguyên nhân phổ biến nhất trong đó có vacxin. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu mới đây cho thấy, hiện tượng sốc phản vệ xảy ra nhiều hơn đối với các trường hợp dùng thuốc hay tiêm thuốc tại các bệnh viên so với những người tiêm vacxin. Số lượng trẻ tử vong do tiêm vacxin là rất nhỏ do cơ thể nhạt cảm, hay cơ thể không thích nghi với vacxin.

Sốc phản vệ 2

Ngoài ra, tiêm vắc xin còn có những chống chỉ định trong một số trường hợp:

– Trẻ đang sốt, cảm cúm

– Mắc các bệnh về não

– Động kinh

– Mắc bệnh cấp tính

– Mắc bệnh tim hoặc bất cứ bệnh lý nào khác

Trong những trường hợp này, bạn không nên tiêm vacxin cho trẻ bởi nó là điều kiện khiến trẻ bị sốc phản vệ.

 

line 1

3. VÌ SAO MỘT SỐ TRẺ TỬ VONG KHI TIÊM QUINVAXEM?

– Hoá chất gây độc trong thành phần của thuốc.

– Do độc lực của các yếu tố gây bệnh làm suy yếu đi, nếu cơ thể trẻ có sức đề kháng kém, thì sẽ phát bệnh điển hình của loại bệnh mà loại vắc xin đó phòng chống;

– Do sốc phản vệ, bản chất là một loại dị ứng của cơ thể với các loại chất lạ.

– Có thể là những cái chết ngẫu nhiên do các bệnh nền âm thầm hay những nguyên nhân chưa rõ ràng. Số lượng chết của trẻ dưới 1 tuổi mỗi ngày ở Việt nam lên đến 70 em, do vậy, việc trùng lặp vào thời điểm tiêm vắc xin là điều bình thường.

Vacxin là những loại thuốc có giá trị phòng bệnh như nhau, tuy nhiên mỗi loại đều có kháng nguyên khác nhau, khả năng phản ứng lại của cơ thể là không thể đoán trước. Ở Việt Nam, tiêm chủng dịch vụ còn ít nên không thể đánh giá từ phản ứng, còn lượng vacxin tiêm chủng cho 1 triệu trẻ mỗi năm nên không thể tránh khỏi trường hợp tại biến.

line 1

4. THEO DÕI ĐẶC BIỆT TRONG 24H

Không riêng Quinvaxem, tất cả các loại vacxin đều có thể gây sốc phản vệ. Chính vì thế, ngay khi trẻ có những triệu chứng thất thường bạn đưa trẻ tới cơ sở y tế thì rất hiếm ca tử vong và nó nằm trong tầm kiểm soát. Bởi đây là triệu chứng phổ biến nên hầu như y bác sĩ nào cũng có kỹ năng xử lý sốc phản vệ.

Sốc phản vệ 3

Bác sĩ khuyến cáo tất cả phụ huynh khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin cần chú ý

– Theo dõi và báo với bác sĩ tiền sử của con mình

– Sau tiêm, cho trẻ ở lại theo dõi ít nhất 30 phút

– Về nhà theo dõi trong 6, 12 và 24h. Sau 24h, nếu không có dấu hiệu bất thường, có thể yên tâm.

– Trường hợp trẻ từng bị sốc phản vệ với vắc xin hay kháng sinh cụ thể nào đó, tuyệt đối không được tiêm loại này mà thay thế bằng việc tiêm vắc xin phòng bệnh khác.

Chúc các mẹ sẽ có bé yêu xinh đẹp, khỏe mạnh nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.