Vì sao bà bầu ăn những thức ăn dinh dưỡng lại tốt cho thai nhi

Các thai phụ cần đảm bảo cung cấp đủ lượng bột, protein, và vitamin mỗi ngày.

Khi mang thai và nuôi con bú, chế độ ăn uống của người mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con, vì thế, mỗi người mẹ đều cần ăn uống tốt với đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Theo các kết quả nghiên cứu, mức tăng trưởng từ 9 – 12 kg cho người mẹ có cân nặng trung bình, 12 – 18 kg đối với người mẹ suy dinh dưỡng và 06 – 08 kg cho người mẹ thừa cân, sẽ đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho thai nhi cũng như giảm thiểu các nguy cơ khi sinh sản.

Các thai phụ cần lưu ý tránh các loại thực phẩm kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, nước trà đặc… Nên ăn lạt và hạn chế các loại gia vị như ớt, tiêu tỏi, dấm để giảm tình trạng phù chân trong những tháng cuối thai kỳ dẫn đến biến chứng khi sinh.

Việc mang thai và cho con bú đều cần một lượng năng lượng cũng như các chất dinh dưỡng cao hơn hẳn mức bình thường để đảm bảo nhu cầu của cơ thể người mẹ (thay đổi về sinh lý: biến đổi về chuyển hóa, tích lũy mỡ, tăng cân, sự tăng về khối lượng của tử cung, vú) cũng như sự hình thành và phát triển của thai nhi đồng thời tạo sữa cho con bú.

Nhu cầu năng lượng của người mẹ trung bình như sau, trong 3 tháng đầu tăng 5-10%, 15-20% trong 3 tháng giữa và đến thời kỳ hậu sản thì có thể tăng lên đến 30%. Với một đất nước có nguồn năng lượng chính của bữa ăn là gạo vì thế nên ăn thêm một chén cơm mỗi bữa ăn kèm thêm bữa phụ và không nên dùng các loại khoai củ như bữa ăn chính. Trong đó, gạo nên chọn loại tốt và không xay xát quá trắng làm mất các chất dinh dưỡng (đặc biệt là vitamin B1).

Nhu cầu chất đạm giúp người mẹ xây dựng và phát triển cơ thể của trẻ. Vì thế, ngoài cơm và lương thực khác, người mẹ cần bổ sung thêm các loại thức phẩm có chất đạm và béo trong bữa ăn của mình. Để đảm bảo cho thai nhi phát triển bình thường, cần cung cấp đủ 2/3 hoặc ít nhất ½ thực phẩm trong thời kỳ mang thai là sữa, bơ, trứng, thịt, cá… (các loại thức ăn có giá trị sinh học cao) Đồng thời, người mẹ cũng phải cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật để dưỡng chất phát huy hiệu quả cao nhất, ví dụ như khẩu phần một ngày như sau 200-250g thịt và các phẩm từ thịt, 1-2 ly sữa và ít nhất 1 quả trứng.

Nhu cầu chất béo sẽ cung cấp năng lượng chính cho cơ thể và giúp cơ thể hấp thu các loại vitamin đặc biệt tan trong dầu. Khẩu phần tốt nhất chính là 90g/ngày khi mang thai và 110g/ngày ở thời kỳ hậu sản đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể và không làm gan hoạt động quá nhiều khiến tăng tiết axit.

Nhu cầu glucose của người mẹ khi mang thai là khoảng 350-420 g một ngày và khoảng 500g một ngày trong thời kỳ hậu sản. Đây là mức tối đa đối với thai phụ giúp phòng trành béo phì và đái tháo đường.

Nhu cầu glucose cần 5-6g cho 1 kg mỗi ngày hoặc trong thời kỳ mang thai, có thể tăng lên. Không nên vượt quá mức này vì có thể dẫn đến béo phì và đái tháo đường. Nên ăn nhiều rau và trái cây, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, chống táo bón.

Đồng thời, các thai phụ cần ăn nhiều rau (ngót, muống, dền, xà lách… có nhiều vitamin C và caroten) và trái cây (chuối, đu đủ, cam, xoài…) mỗi ngày để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất đồng thời chống táo bón.

[su_chot_sell_thuoc_prenatal]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.