Tác hại của việc nhiễm khuẩn đối với bà bầu và thai nhi

Nhiều trẻ vừa sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết nặng dẫn đến tử vong, nguyên nhân chính gây ra trường hợp này chính là do vi khuẩn âm đạo của người mẹ.

Tiến sĩ Trần Hữu Thăng, Phó chủ tịch thường trực Tổng hội y học Việt Nam đã phát biểu về hiện tượng nhiễm khuẩn của sản phụ và trẻ sơ sinh rằng, cách đây 200 năm, nhà bác học người Áo đã đưa ra khái niệm về việc vệ sinh trong lúc hộ sinh. Bàn tay và dụng cụ hộ sinh của bác sĩ càng sạch sẽ tiệt trùng bao nhiêu thì tỷ lệ tử vong và tai biến cũng giảm đi bấy nhiêu. Tỷ lệ tử vong của mẹ và trẻ sơ sinh trong tuần đầu, tháng đầu cũng có thể giảm thiểu nhờ việc này.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Tiến, Thứ trưởng bộ Y tế phát biểu rằng những năm gần đây, ngành y tế rất quan tâm đến chuyện chống nhiễm khuẩn, đặc biệt là ở lĩnh vực phụ khoa. Ông gọi việc nhiễm khuẩn bệnh viện là nỗi sợ hãi đối với toàn thể y bác sĩ.

Nguyên nhân của việc nhiễm khuẩn trong thời gian thai kỳ và sau khi sinh là do nhiều loại vi sinh vật phối hợp mà thành. Nhiễm khuẩn khiến các mẹ bị sẩy thai, thai nhi chết yểu trong tử cung, hoặc vừa mới sinh ra đã bị nhiễm khuẩn.  Trẻ bị nhiễm khuẩn có thể là vào quá trình sinh nở, hoặc cũng có thể là do vi khuẩn từ âm đạo người mẹ truyền vào.

Theo nghiên cứu, 32% các trường hợp tử vong của trẻ sơ sinh ở các nước đang phát triển là do nhiễm khuẩn. Nhiều loại kháng sinh đã được chế tạo để làm giảm thiểu hiện tượng này nhưng tỷ lệ vẫn rất cao, khoảng 20-55%. Trên tổng số trẻ đã được sinh ra thành công, có khoảng 0.5-1% trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn từ âm đạo của người mẹ. Ở trường hợp khác, có khoảng 8-12 phụ nữ trong số 1000 ca sinh nở bị nhiễm trùng ối, nguyên nhân chính là do nhiễm trùng ngược dòng. Ngoài ra, có 1-4% phụ nữ bị viêm nội tâm mạc vào giai đoạn sau sinh.

[su_chot_sell_thuoc_prenatal]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.