NHỮNG BỆNH BÀ BẦU HAY MẮC PHẢI

Phụ nữ mang thai phải trải qua thời kì 9 tháng gian khổ với những cơn mệt mỏi, buồn nôn, đau lưng…và rất nhiều nguy cơ bệnh lý khác. Chúng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sự phát triển khỏe mạnh của cả mẹ và bé. Vì vậy, phụ nữ mangg thai cần tìm hiểu về những bệnh thường gặp trong thời kì mang thai để có cách phòng và tránh nhé.

[su_heading size=”21″]1. Đau đầu[/su_heading]

dau-dau-khi-mang-thai-e1418212397199   Khi mang thai, nội tiết trong cơ thể thay đổi khiến phụ nữ dễ mệt mỏi, cáu gắt. Nếu gặp áp lực trong cuộc sống hoặc công việc, họ rất dễ bị stress và cảm thấy đau đầu.

Vì vậy, để làm dịu những cơn đau đầu khó chịu, phụ nữ mang thai có thể uống nhiều nước trái cây, massage thư giãn và đặc biệt tránh xa những áp lực trong thời gian mang thai.

[su_heading size=”21″]2. ĐAU LƯNG[/su_heading]

5-nguyen-nhan-khien-ba-bau-bi-dau-lungĐây là bệnh mà phụ nữ mang thai nào cũng gặp phải trong hầu hết quá trình mang thai. Nguyên nhân là do cơ thể phụ nữ mang thai tiết ra các hoocmon làm căng các dây cơ bụng và giảm hoạt động của các dây chằng ở vùng thắt lưng và xương chậu. Lưng của thai phụ phải gánh tất cả trọng lượng của em bé khiến cho lưng cong về phía trước.

Để giảm đau lưng, phụ nữ mang thai cần có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu. Nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng. Khi đi ngủ, không nên nằm ngửa mà nên nằm nghiêng.

[su_heading size=”21″]3. TÁO BÓN, TRĨ[/su_heading]

ba-bau-7d258Trong quá trình mang thai, nhu cầu về sắt và canxi của thai phụ tăng cao, vì vậy họ phải bổ sung thêm sắt và canxi để đáp ứng cho sự phát triển của cơ thể và thai nhi. Cộng thêm sự thay đổi nội tiết và việc ít vận động khiến bệnh trĩ do táo bón tăng cao ở phụ nữ mang thai.

Để khắc phục tình trạng trên, thai phụ nên ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ như: rau xanh và hoa quả, uống nhiều nước và vận động nhiều. Tránh ăn đồ cay nóng…

[su_heading size=”21″]4. CHÓNG MẶT, HOA MẮT[/su_heading]

1370138078-cobau1Do chức năng co giãn huyết quản không ổn định, máu thường tập trung ở phía dưới chân nên nếu phụ nữ mang thai đứng lâu hoặc ngồi lâu sẽ dẫn đến hiện tượng chóng mặt, hoa mắt, đặc biệt là thời kì đầu mang thai.

Để khắc phục, thai phụ không nên ngồi hay đứng lên đột ngột, mà phải vận động từ từ để não khỏi thiếu máu đột ngột. Nên ăn nhiều thực phẩm để bổ máu như: thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh và bổ sung thêm viên sắt hoặc thuốc bổ dành cho phụ nữ có chứa chất sắt.

[su_heading size=”21″]5. CHUỘT RÚT[/su_heading]

Khac-phuc-6-van-de-gay-kho-ngu-cho-ba-bau-0Nguyên nhân gây ra chuột rút ở phụ nữ mang thai là do thiếu oxy đến cơ, thiếu nước và muối ăn. Các rối loạn điện giải có thể gây ra chuột rút đặc biệt là thiếu canxi hoặc thiếu kali. Vì vậy, khi bị chuột rút, thai phụ nên hít thở sâu, làm giãn cơ, duỗi thẳng chân và xoa bóp nhẹ chỗ đau. Không nên nằm hoặc đứng lâu, nên bổ sung khoáng chất canxi, muối khoáng và uống nhiều nước để tránh bị chuột rút.

[su_heading size=”21″]6. PHÙ CHÂN VÀ MẮT CÁ[/su_heading]

bi-phu-khi-mang-thai-1024x682Gần cuối thai kì, phụ nữ mang thai thường bị phù bàn chân và mắt cá, khiến cho việc đi lại rất khó khăn.

Vì vậy, để hạn chế tình trạng này, thai phụ nên nằm nghỉ, gác chân lên cơ, uống nhiều nước để cơ thể thải nước tốt hơn và đặc biệt là hạn chế ăn mặn.

Các bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai đa phần là do thiếu vitamin và khoáng chất. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần bổ sung chúng bằng cách ăn nhiều và uống thêm thuốc bổ tổng hợp chứa các loại vitamin và khoáng chất để cơ thể luôn khỏe mạnh và đẩy lùi bệnh tật.

Có thể bạn chưa biết???

thuốc-bổ-bà-bầu

 

[su_tu_van_ban_hang]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.