Những câu hỏi về DHA

1.DHA là gì?

DHA (hay còn có tên thuật ngữ là Docosahexaenoic acid) – một loại acid béo không no thuộc nhóm Omega-3, có cấu tạo chủ yếu từ 3 nguyên tố Carbon, Hydro và Oxy. DHA được tìm thấy nhiều nhất trong các loại cá và sinh vật đa bào sống kí sinh trong các loại tảo sống ở đại dương nước lạnh. DHA tạo nên cấu trúc não bộ, da, tinh trùng, tinh hoàn và võng mạc, và có vai trò quan trọng đối với hoạt động của cơ thể.

DHA là khối mô nằm trong não ( chiếm 40%) và võng mạc của mắt ( chiếm khoảng 60%), giúp kết nối và truyền tín hiệu giữa các Nơ-ron thần kinh.

Ngoài nguồn cung cấp thực phẩm, ngành sản xuất công nghiệp cho ra các loại thực phẩm chức năng chứa có chứa Omega-3 như dầu cá. Ngoài ra đối với người ăn chay, cần bổ sung DHA từ nguồn thực phẩm chức năng được làm từ vi tảo biển.

  1. Vai trò-chức năng của DHA:

Vì sao cần phải bổ sung DHA?

Đối với não, DHA được xem là điều dẫn những chức năng cơ bản và quan trọng trong việc hình thành não bộ. Và việc cung cấp DHA cho mắt sẽ giúp đôi mắt sáng khỏe, tinh tường, gìn giữ chức năng hoạt động hằng ngày của đôi mắt.

Đối với tim mạch, DHA chuyển hóa thành các hormon điều khiển các hoạt động của tế bào thần kinh dẫn truyền, đóng góp vào chức năng hoạt động của hệ tim mạch, vì thức ăn có chứa DHA làm giảm mức độ chất béo trung tính trong máu.

Việc bổ sung DHA ngay từ khi thai nhi còn trong bụng mẹ là điều cấp thiết đối với sự phát triển về thể chất cũng như trí tuệ sau này, ngay từ giai đoạn thai kỳ, sơ sinh, cho tới khi trưởng thành. Trong 3 tháng cuối cùng của thời kì mang thai, sự cung cấp DHA là thời điểm cao độ nhất chiếm tới 300-500%, mức độ đủ là 2,2g/ngày. Chính vì vậy, việc ăn uống để bổ sung DHA vào bữa ăn hằng ngày là cực kì cần thiết dành cho các mẹ bầu.

Việc cung cấp DHA mỗi ngày như thế nào là đủ cho thai nhi?

  Đối với bà mẹ mang thai và cho con bú, thì trung bình một lượng vừa đủ DHA cần cung cấp trong khẩu phần ăn là 200mg/ngày. Các bà mẹ nên bổ sung cá biển,uống sữa, hoặc sử dụng thêm dầu cá Omega-3.Duy trì thói quen này, các bà mẹ sẽ thoát được chứng trầm cảm sau khi sinh, cơ thể nhanh chóng lấy lại cân bằng và sức khỏe.

Trung bình, lượng DHA có trong sữa mẹ chiếm 0.32% tổng số acid béo không no, nhưng quan trọng là các bà mẹ có thực hiện đầy đủ chế độ ăn uống để bổ sung DHA cho con mình hay không?

Lợi ích của việc bổ sung DHA cho trẻ:

trethongminh1_qnoyTrẻ được bổ sung đầy đủ DHA sẽ bảo đảm được sự phát triển toàn diện, đứa trẻ sẽ khỏe mạnh, năng động, có trí nhớ tốt hơn. Ngoài ra, trẻ được cải thiện đáng kể về chỉ số MDI và thị lực, mắt sáng và nhanh nhẹn.

Theo nghiên cứu các chuyên gia của các trường học Bangkok (Thái Lan), trẻ em từ độ tuổi 4-10 tuổi được bổ sung DHA sẽ thông minh hơn, nhanh nhẹn hơn, ít bị nhiễm các bệnh về đường tiêu hóa, ít bị nhiễm lạnh, cảm cúm…

Từ giai đoạn sơ sinh cho tới khi 9 tuổi, ngoài những lợi ích kể trên, còn thấy được rằng việc bổ sung DHA giúp cho hệ tim mạch và huyết áp của trẻ cục kì ổn định. Những đứa trẻ bị thiếu tập, không hiếu động sẽ giảm thiểu được tình trạng này nếu tích cực bổ sung DHA.

Lợi ích của việc bổ sung DHA cho người lớn:

  • Đối với người trưởng thành, việc bổ sung Omega-3 sẽ ngăn chặn sự hình thành của cholesterol toàn phần và và triglyceride máu, LDL-cholesterol (cholesterol xấu), giúp giảm nguy cơ các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
  • Nghiên cứu cho biết, DHA được thử nghiệm có khả năng ức chế sự phát triển của ung thư đại tràng, tăng hiệu quả của quá trị hóa trị các tế bào ung thư tuyến tiền liệt.
  • Việc bổ sung DHA khiến đôi mắt sáng khỏe, giảm thiểu mệt mỏi khi làm việc nhiều.
  • Tăng cường trí nhớ tốt hơn.
  • Đối với người già, càng lớn tuổi sẽ càng dễ gặp phải các vấn đề như mờ mắt, giảm thiểu các chức năng ghi nhớ và tập trung của não bộ như hay quên, mất trí, thậm chí là bệnh Alzheimer – thoái hóa não nguyên phát khiến con người mất trí, thẫn thờ, thường gặp ở độ tuổi từ 60 trở lên.
  • Ngoài ra, bổ sung DHA giúp cho nhiệt độ trong cơ thể ổn định, giảm thiểu sự mất nhiệt, giữ ẩm cho da không bị khô.

Bổ sung DHA như thế nào?

Thực trạng ở Việt Nam, việc quan tâm và bổ sung đủ chất DHA vẫn còn thấp rất nhiều so với những nước phát triển khác.

Năm 2010, khuyến cáo của tổ chức FAO ( Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hiệp quốc)và WHO( Tổ chức Y tế Thế giới):

  • Trẻ từ 6-24 tháng cần 10-12mg/kg
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần 200mg/ngày.

Cùng năm, Cục An toàn thực phẩm của Pháp (ANSES), cũng đưa ra số lượng cung cấp DHA:

  • Trẻ từ 0-6 tháng : 0,32% Tổng lượng Acid béo.
  • Trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi: 70mg/ngày.
  • Trẻ từ 3-9 tuổi : 125mg/ngày.
  • Phụ nữa có thai hoặc đang cho con bú : 250mg/ ngày.

Ngoài ra, vì DHA không tự sản sinh trong cơ thể nên cần phải bổ sung trong thực phẩm hằng ngày như: gan động vật, sữa, trứng gà, cá hồi, cá thu, dầu cá omega-3…

Lưu ý: Theo khuyến cáo của Cục thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ, không nên ăn quá nhiều một số loài cá như cá ngừ, cá kiếm, cá mập, vì chúng có chưa hàm lượng cao độc tố như thủy ngân,dioxin, Chlordane ( một loại chất sử dụng trong thuốc trừ sâu)…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.