Ảnh hưởng của sữa đậu nành đến giới tính thai nhi

Sữa đậu nành là một thức uống rất quen thuộc và được các chị em cực kì yêu thích do những công dụng tuyệt vời của đậu nành mang lại. Tuy nhiên đối với các chị em mang thai thì cũng có khá nhiều tranh cãi và lo lắng khi lựa chọn loại thức uống này. Không ít người băn khoăn liệu isoflavone có hoạt tính estrogen trong sữa đậu nành có thể gây ảnh hưởng đến giới tính của thai nhi? Hãy cùng tìm hiểu công dụng của sữa đậu nành đối với thai phụ cũng như giải đáp thắc mắc về ảnh hưởng của sữa đậu nành đến giới tính của thai nhi nhé.

Thành phần dinh dưỡng từ đậu nành

 giam-can(1)

Đậu nành và các thực phẩm chế biến từ đậu nành từ lâu được coi là nguồn thực phẩm cung cấp protein dồi dào, rất tốt cho sức khỏe của con người. Protein từ đậu nành có thể cung cấp đầy đủ và cân đối các axit amin cần thiết cũng giống như các nguồn axit amin động vật có trong sữa, thịt, trứng…

Không những thế, trong thành phần đậu nành còn chứa rất nhiều axit béo linoleic, linolenic, omega-3 là những axit béo không no thiết yếu, giúp tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng, điều chỉnh huyết áp, giúp làm tăng sự phát triển của các tế bào khỏe mạnh.

Các chất thiết yếu khác như sắt, kẽm, folat, vitamin A, PP, B, D trong sữa đậu nành rất tốt cho sự phát triển của thai nhi, tránh hiện tượng nhẹ cân, sinh non, tránh còi xương ở bé, loãng xương ở mẹ.

Bên cạnh đó, trong đậu nành còn có chứa các chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp kiểm soát đường huyết thai kỳ, giảm hiện tượng táo bón ở bà bầu.

Câu trả lời là đây…

Nhìn chung những loại thực phẩm hàng ngày nạp vào cơ thể người mẹ chỉ là một yếu tố nhỏ, không thể quyết định hoàn toàn đến giới tính thai nhi. Isoflavone (một chất có trong thành phần của đậu nành) được tìm thấy nhiều trong máu của bé sơ sinh nếu những bé này có mẹ uống nhiều sữa đậu nành trong thời kỳ mang thai – kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản. Nghiên cứu cũng kết luận rằng, những chất này không có liên quan tới bất kỳ một rắc rối sức khỏe nào của bé. Tuy nhiên, những khuyết tật bẩm sinh ở bé lại có xu hướng gia tăng ở nhóm bà mẹ có chế độ ăn kiêng trong thai kỳ.

Chất isoflavone cũng có thể truyền từ sữa mẹ tới bé trong giai đoạn cho bé bú nếu nhóm mẹ này sử dụng sữa đậu nành hàng ngày. Chất này cũng không gây hại cho sự phát triển của bé.

 

Thực đơn sữa đậu nành đúng cách cho bà bầu

– Mẹ bầu không nên hòa lẫn sữa đậu nành với trứng gà vì chất albumin trong lòng trắng trứng kết hợp với chất tripxin có trong sữa sẽ gây nên hiện tượng đầy bụng, khó tiêu. Hơn nữa, sự kết hợp này còn làm giảm giá trị dinh dưỡng của đậu nành.

– Mẹ bầu không nên dự trữ sữa đậu nành trong bình hoặc trong tủ lạnh lâu vì nó sẽ bị biến chất, hư hỏng, thậm chí nhiễm khuẩn.

– Mẹ bầu không nên pha sữa đậu nành với đường đỏ vì một số axit hữu cơ có trong đường đỏ kết hợp với protein trong sữa sẽ gây nên tình trạng đầy, chướng bụng. Tuy nhiên, khi hòa sữa với đường trắng thì lại an toàn.

– Nếu tự chế biến, mẹ bầu nên đun sôi thật kỹ sữa trước khi sử dụng để tránh bị đau bụng, ngộ độc. Nếu mua, mẹ bầu nên chọn những nhãn hiệu sữa đậu nành đảm bảo chất lượng, còn hạn sử dụng và không có dấu hiệu sữa bị biến chất, nhiễm khuẩn…

– Mẹ bầu nên uống sữa đậu nành kết hợp với ăn bánh mỳ, bánh bao… hay các món ăn nhẹ có tinh bột. Tinh bột giúp các chất có trong sữa đậu nành được tiêu hóa tốt.

– Không uống quá 500ml sữa đậu nành cùng lúc.

– Không uống thuốc cùng sữa đậu nành.

– Mẹ bầu hay bị đầy bụng, ợ chua, đi ngoài… thì nên tránh dùng sữa đậu nành.

– Vì sữa đậu nành chứa một lượng protein lớn nên nếu sử dụng nhiều mẹ bầu sẽ bị đầy bụng. Đảm bảo chắc chắn rằng, lượng protein nạp vào cơ thể qua thực phẩm tương đương với cân nặng của mẹ bầu. Ví dụ: Mẹ bầu nặng 60kg, tương đương với nhu cầu protein là 60g mỗi ngày. Lưu ý: tổng protein này bao gồm cả lượng thịt, cá… mẹ bầu ăn hàng ngày.

– Mẹ bầu nên nhớ rằng, một chế độ ăn uống đa dạng và đủ chất sẽ rất có lợi cho sự phát triển của em bé. Bởi vì, bé sẽ được hưởng tất cả những gì mẹ bầu nạp vào cơ thể hàng ngày. Cuối cùng, mẹ bầu không cần thiết phải kiêng sữa đậu nành trong giai đoạn mang thai hoặc cho con bú. Một cốc (200ml) sữa đậu nành mỗi ngày sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con bà bầu.

– Mẹ bầu cũng không nên nghĩ rằng chỉ tập trung uống sữa đậu nành thôi là đủ. Bà bầu nên bổ sung các loại thức ăn và thuốc bổ đa vitamin đủ cho lượng dinh dưỡng hàng ngày. Vì thiếu chất cả bà bầu và thai nhi cũng sẽ phát triển không tốt, dễ gây mệt mỏi, mất sức, thai yếu, dễ sảy hoặc sinh non. Hệ thần kinh và cấu trúc xương thiếu chất sẽ khó phát triển toàn diện, dẫn đén trẻ kém thông minh, chậm phát triển, còi xương và răng.

Có thể bạn quan tâm

[su_chot_sell_thuoc_prenatal]

Mua Nature Made Prenatal Multi + DHA ở Wowmart

  • Wowmart tự hào là nhà phân phối chính thức của Nature MadeKirkland Signature
  • Thành lập từ năm 2010 đến nay
  • Uy tín, chất lượng và kinh nghiệm
  • Gía cả cạnh tranh nhất
  • Có mặt trên khắp 64 tỉnh thành toàn quốc
  • Giao hàng chỉ trong 48h

Những câu hỏi thường gặp

  • Bà bầu chỉ uống sữa đậu nành, liệu có đủ dinh dưỡng không?

Bà bầu nên có thực đơn ăn uống khoa học, đầy đủ chất, uống nhiều nước, uống thêm sữa bà bầu, và bổ sung các loại viên uống vitamin theo từng giai đoạn thai kỳ.

  • Người bệnh sỏi thận có nên uống sữa đậu nành?

 Oxalat có trong sữa đậu nành rất dễ kết hợp với canxi trong thận để tạo ra sỏi thận. Vì vậy, những bệnh nhân mắc sỏi thận cũng không nên uống sữa đậu nành.

  • Có nên đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt?

Không nên cho sữa đậu nành vào các loại bình, phích giữ nhiệt vì vi khuẩn rất dễ phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm. Ngoài ra, sau 3 đến 4 giờ, sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa, nó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể.

  • Bà bầu có nên uống quá nhiều sữa đậu nành trong cùng một lúc?

 Nói chung đối với người lớn, một lần không nên uống quá 500ml, nếu uống quá nhiều dễ dẫn đến đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không được hấp thu hết, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa.

[su_tu_van_ban_hang]